Các sai lầm khi thi công ép cọc bê tông nên tránh

Việc thi công ép cọc bê tông có rất nhiều nguyên tắc và chú ý quan trọng. Để dễ dàng nắm bắt cũng như thực hiện, chúng ta nên biết các sai lầm khi thi công ép cọc bê tông hay xảy ra nhằm tránh được các trường hợp không mong muốn này.

5 sai lầm khi thi công ép cọc bê tông

Đào móng lúc trời mưa

Trong thời gian thi công ép cọc, chắc chắn không ít lần chúng ta gặp phải thời tiết mưa gió. Và việc đào móng sẽ rất khó khăn trong thời tiết như vậy.

Hầu hết các công trình ép cọc sẽ phải dừng lại vào lúc trời mưa. Tuy nhiên, có không ít công trình vẫn lựa chọn thi công tiếp giai đoạn này. Điều đó đã dẫn đến việc ép cọc BTCT không đạt yêu cầu kỹ thuật.

Nên dừng ép cọc bê tông khi trời mưa

Không để chừa các lỗ kỹ thuật, làm vỡ ống

Các lỗ kỹ thuật khi đổ móng luôn cần chừa ra để lắp đặt ống cấp thoát nước. Nhiều trường hợp ống thoát nước được đặt dưới đáy móng nhưng chưa lấp đầy lỗ. Hoặc đã lấp đầy nhưng để móng bê tông trực tiếp lên đường ống, dẫn tới việc vỡ ống dẫn nước.

Đặc biệt, có rất nhiều các công trình làm vỡ mạch nước ngầm khi chừa lỗ kỹ thuật sai. Tạo ra khó khăn và tốn kém cho việc sửa chữa.

Sai lầm khi thi công ép cọc bê tông: phân bố tải trọng

Có rất nhiều chủ nhà bị nhầm lẫn giữa các tải trọng trong móng cọc đều như nhau. Hoặc nghĩ rằng các tải trọng ở góc nhà là nơi chịu lực lớn nhất. Cũng có thể họ không có bản thiết kế hoặc bên thiết kế có sai sót về mặt cấu tạo. Do đó họ tính toán sai tải trọng cần chịu của các vị trí.

Tác hại của bước này vô cùng lớn. Cụ thể có không ít các công trình phải thi công lại toàn bộ nền móng đã hoàn thành. Đôi khi chỉ trong vài năm công trình đã nứt, sụt lún phải phá vỡ để sửa chữa.

Cần tính chính xác tải trọng tại mỗi vị trí tim cọc

Phân bố cọc không đúng

Nhiều công trình khi bố trí cọc bị sát nhau. Dẫn tới dư thừa, thậm chí không đảm bảo được sức chịu tải của móng cọc theo yêu cầu.

Cọc cần được bố trí theo đúng:

+ Quy trình 22TCN-272-05. Tức là cự ly của các cọc tối thiểu ở 2.5D (D: Đường kính cọc hay chiều rộng cọc).

+ Khoảng cách tim tới tim cọc không nhỏ hơn maximum (0.75m hay 2,5 lần đường kính cọc hay chiều rộng cọc).

+ Khoảng cách lớn nhất thông thường là 6D (mặc dù không bắt buộc vì chỉ cần chúng ta bảo vệ được kết quả tính của mình)

Khoảng cách giữa các tim cọc phải đúng kỹ thuật

Xác định sai chiều sâu của cọc

Trường hợp tính toán sai chiều sâu của cọc khá phổ biến đối với các đơn vị nhà thầu xây dựng không chuyên về ép cọc. Đã có rất nhiều công trình không khảo sát địa chất mà chỉ lấy số liệu chung của các công trình lân cận để ước tính. Vẫn có một vài trường hợp có số liệu giống nhau, nhưng rất ít.

Tuy nhiên, hầu hết các công trình không thể áp dụng một chiều sâu ép cọc giống nhau. Vì mỗi một công trình đều khác nhau về tải trọng, địa chất và cả các vật liệu.

Giải pháp tránh các sai lầm khi thi công ép cọc bê tông

Một trong những biện pháp tránh khỏi tình trạng nền móng không đạt chuẩn đơn giản nhất là bạn nên sử dụng các dịch vụ ép cọc bê tông tại đơn vị uy tín. Chỉ những đơn vị chuyên về dịch vụ ép cọc mới có thể đảm bảo đem đến một nền móng vững chắc.

Ép cọc bê tông chuẩn, chất lượng, giá thấp chỉ có tại Trung Đoàn

Trung Đoàn có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ép cọc. Chúng tôi không chỉ luôn luôn cam kết về chất lượng nền móng. Mà còn có chi phí vô cùng hấp dẫn tại thị trường miền Nam.

Chỉ cần gọi cho Trung Đoàn qua số 0966 830 057 chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết. Và cũng như đến tận nơi khảo sát công trình ngay trong ngày.

Các dịch vụ ép cọc bê tông uy tín, phổ biến của Trung Đoàn: